Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xương khớp tổn thương lâu dài gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy chăm sóc sức khỏe và chủ động các biện pháp phòng ngừa loãng xương, nhất là đối tượng nguy cơ cao và người trẻ tuổi khi bệnh có xu hướng trẻ hóa.
Loãng xương là gì? Dấu hiệu loãng xương
Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là tình trạng rối loạn chuyển hóa của mô xương dẫn đến giảm quá trình tái tạo xương nhưng lại tăng nhanh quá trình huỷ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Nguyên nhân loãng xương do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc, vì vậy bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng, sử dụng corticoid kéo dài,…
Dấu hiệu bị loãng xương
Bệnh loãng xương thường phát triển thầm lặng và không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó nhận biết, phần lớn chỉ được phát hiện khi xương yếu và bị gãy. Theo dõi cơ thể để có thể nhận biết triệu chứng bệnh.
Dấu hiệu thường gặp bệnh loãng xương như đau nhức đầu xương; đau ở thắt lưng, cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối; lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống hoặc có thể bị gãy xương.
Nhận biết dấu hiệu bệnh loãng xương
Đối tượng dễ bị loãng xương
Nhóm đối tượng thường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh loãng xương như:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương.
- Yếu tố tuổi và giới tính: Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh.
- Người có vóc dáng thấp bé, nhẹ cân, dinh dưỡng không được cung cấp đủ calci, vitamin D.
- Người nghiện rượu, thuốc lá.
- Người ít vận động thể lực.
- Ngoài ra, bệnh nhân mắc một số bệnh lý có thể gây loãng xương như đái tháo đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp,…
Nguyên nhân loãng xương ngày càng trẻ hóa
Loãng xương có thể gặp ở mọi đối tượng nam và nữ do các nguyên nhân phổ biến như:
- Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn.
- Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động thể lực.
- Lao động vất vả, thường xuyên mang vác vật nặng.
- Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
Loãng xương là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, tuổi càng cao nguy cơ bị loãng xương càng cao. Tuy nhiên, số lượng người bị loãng xương ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa.
Tỷ lệ người trẻ bị loãng xương tăng do các nguyên nhân sau:
- Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê dẫn đến khả năng hấp thu canxi kém.
- Do đặc thù nghề nghiệp ngồi làm việc lâu và sai tư thế.
- Lười vận động, ít tham gia hoạt động ngoài trời.
- Chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất canxi, kali, magie cần thiết cho xương.
Tình trạng loãng xương ở người trẻ nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến công việc, làm giảm chất lượng sống của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số giải pháp phòng ngừa loãng xương
Bệnh loãng xương diễn biến âm thầm và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như xẹp xương, gãy xương, giảm khả năng vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Loãng xương có thể phòng ngừa được, hoặc người đã bị loãng xương có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe để hạn chế bị gãy xương và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Ngăn ngày bệnh loãng xương thông qua giải pháp:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung canxi bằng thực phẩm như sữa chua, phô mai, các loại đậu, các loại cá, các loại rau lá xanh.
- Tăng cường tập luyện thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, giúp xương dẻo dai và chắc khỏe hơn.
- Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, đặc biệt không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác.
- Kiểm tra sức khỏe, bổ sung thực phẩm chức năng cung cấp canxi cho cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp